THUẾ MÔN BÀI LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI NỘP THUẾ MÔN BÀI?

 

  • Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu mà các tổ chức và cá nhân kinh doanh phải nộp hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp hoặc doanh thu theo năm đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

 

  • Đối tượng nộp thuế môn bài

Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;.
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
  • Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có);
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

  • Mức nộp lệ phí môn bài
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Bậc thuế môn bài Căn cứ thu thuế môn bài Mức thu

thuế môn bài

Mã tiểu mục
Bậc 1 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm 2862
Bậc 2 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm 2863
Bậc 3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm 2864

 

Mức nộp đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Loại hình tổ chức và vốn Mức thu thuế môn bài
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm
  • Thời hạn nộp thuế môn bài

Doanh nghiệp hoạt động trọn năm dương lịch

  • Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) nộp lệ phí môn bài như sau:

  • Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn.
  • Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể, ra hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại

  • Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động.
  • Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.

 

  • Tại sao phải nộp thuế môn bài?

Khi các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đều phải đóng lệ phí môn bài cho cơ quan thuế. Khoản lệ phí này nhằm mục đích bù đắp chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý của nhà nước, đồng thời đóng góp vào ngân sách nhà nước nhằm thực hiện việc cung cấp dịch vụ công cho tổ chức và cá nhân.

 

Phần 

 

CHI PHÍ HỢP LÝ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

 

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều chi phí bao gồm Chi phí hợp lý (chi phí được trừ) và Chi phí không hợp lý (chi phí không được trừ), tuy nhiên chỉ Chi phí hợp lý sẽ được trừ khi tính thuế TNDN. 

 

  • Chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là gì?

Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là những khoản chi phí đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Các khoản chi thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Các khoản chi có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp lệ theo quy định của pháp luật;
  • Các khoản chi có tổng trị giá hoá đơn (đã có VAT) lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng thì phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng – không dùng tiền mặt.
  • Chi phí hợp lý tính thuế TNDN gồm chi phí nào?

2.1 Chi phí nguyên vật liệu

Đối với phần chi phí này, doanh nghiệp tự cân đối và xây dựng định mức hao hụt – sử dụng nguyên vật liệu. Định mức này thường được xây dựng và lên kế hoạch từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất và được lưu trữ, quản lý tại doanh nghiệp.

Chi phí được trừ bao gồm các khoản chi mua nguyên vật liệu, hàng hoá trong phạm vi định mức mà doanh nghiệp đã xây dựng.

 

2.2 Chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN

  • Đối tượng cho vay là cá nhân: Lãi suất vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đi vay. Đồng thời, khi trả lãi vay thì phải khấu trừ 5% thuế TNCN trên phần lãi chi trả của cá nhân đó;
  • Đối tượng cho vay là doanh nghiệp – không phải là tổ chức tín dụng: Khi trả tiền lãi vay, doanh nghiệp phải yêu cầu bên cho vay xuất hoá đơn;
  • Điều kiện chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN:
  • Hợp đồng vay;
  • Chứng từ thanh toán séc hoặc ủy nhiệm chi.
  • Đối tượng cho vay là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng: Phải tuân thủ theo lãi suất công bố. Trường hợp này không yêu cầu bên đi vay phải thanh toán qua ngân hàng, có thể thanh toán bằng tiền mặt;
  • Doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác. Khi đó, khoản chi phí này được tính là chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thu nhập chịu thuế.

 

2.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước

  • Các khoản chi cho việc mua tài sản cố định phục vụ cho người lao động tham gia làm việc tại công ty như: nhà nghỉ, nhà ăn, nhà vệ sinh, cơ sở y tế, nội thất, nhà để xe, bể nước sạch…;
  • Các khoản khấu hao tài sản cố định đứng tên công ty và tài sản cố định thuê mua tài chính;
  • Các phần trích khấu hao nằm trong khung mức quy định của Bộ Tài chính;
  • Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành như vận tải hành khách, khách sạn, du lịch: Phần trích khấu hao từ nguyên giá là xe ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp;
  • Đối với các doanh nghiệp ngoài 3 nhóm ngành kinh doanh như vận tải hành khách, khách sạn, du lịch: Chi phí hợp lý khi tính khấu hao ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống là phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá từ 1.6 tỷ đồng trở xuống và tài sản phải đứng tên doanh nghiệp;

 

2.4 Chi phí mua hàng không có hóa đơn

  • Chi mua hàng hóa, dịch vụ mua vào lập đính kèm bảng kê theo mẫu số 01/TNDN nhưng không lập kèm bảng kê chứng từ thanh toán cho người bán trong các trường hợp dưới đây:
  • Chi mua hàng hóa là hải sản, nông sản, thủy sản của người đánh bắt trực tiếp;
  • Chi mua các sản phẩm là hàng thủ công như: đay, cói, tre, rơm, vỏ dừa của người trực tiếp sản xuất không kinh doanh trực tiếp bán ra;
  • Chi mua đất, cát, sỏi, đá của cá nhân tự khai thác;
  • Chi mua phế liệu của người trực tiếp thu lượm;
  • Chi mua đồ dùng, dịch vụ của cá nhân hoặc hộ gia đình không trực tiếp kinh doanh.
  • Điều kiện ghi nhận là chi phí hợp lý của doanh nghiệp:
  • Bảng kê thu mua hàng hóa theo mẫu 01/TNDN phải do đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền từ doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực trước pháp luật;
  • Bên bán phải cung cấp CMND/CCCD bản photo;
  • Các khoản chi phí thu mua hàng hóa không hóa đơn này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, có thể dùng tiền mặt để chi trả
  • Khấu hao với công trình trên diện tích đất sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Các khoản khấu hao tài sản cố định khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh dưới 9 tháng do sản xuất theo mùa vụ: Trong trường hợp nếu tài sản cố định đứng tên thuộc sở hữu của doanh nghiệp và đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên phải tạm dừng hoạt động do mùa vụ nhưng tài sản cố định này vẫn tiếp tục được sử dụng để phục vụ sản xuất thì trong quá trình tạm ngưng đó, các khoản trích khấu hao của tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

 

2.5 Chi phí thuê nhà, thuê tài sản

  • Chi phí thuê kho bãi, nhà xưởng, nhà kho phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước quản lý;
  • Chi trả tiền thuê nhà, thuê tài sản cho cá nhân tổ chức có chứng từ và hóa đơn hợp lệ;
  • Chi phí thuê nhà, thuê tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Đối với trường hợp trong hợp đồng thuê có thỏa thuận doanh nghiệp nộp thay tiền thuế thuê tài sản cho cá nhân thì hồ sơ hợp lệ để được tính là chi phí được trừ, bao gồm:
  • Hợp đồng cho thuê;
  • Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà, thuê tài sản;
  • Chứng từ nộp thuế thuê tài sản thay cho cá nhân.

 

  • Đối với chi phí sửa chữa trong quá trình thuê tài sản: Nếu trong hợp đồng có ghi rõ bên thuê phải có trách nhiệm sửa chữa trong thời gian thuê thì khoản chi phí này được tính là chi phí được trừ. Doanh nghiệp được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần nhưng thời gian phân bổ tối đa là 36 tháng;
  • Đối với trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân: Trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế GTGT và thuế TNCN. Đồng thời, doanh nghiệp đứng ra nộp thuế thay chủ nhà thì doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp phần tiền phải trả cho thuê tài sản và phần thuế nộp thay cho chủ nhà. Doanh nghiệp phải đăng ký hồ sơ khai thay thuế thuê tài sản cho chủ nhà với cơ quan thuế tại nơi phát sinh địa điểm cho thuê.

 

2.6 Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động

  • Các khoản chi phải được ghi cụ thể mức hưởng và điều kiện hưởng trong hợp đồng thỏa thuận lao động, quy chế tài chính và quy chế lương thưởng của doanh nghiệp;
  • Phải có chứng từ thanh toán lương kèm chữ ký của lao động.

 

2.7 Các khoản phụ cấp như cơm, đồng phục, điện thoại, tăng ca; chi phí công tác; chi phí đóng bảo hiểm tự nguyện

  • Các khoản chi phụ cấp này phải được ghi cụ thể mức hưởng và điều kiện hưởng trong hợp đồng lao động, quy chế tài chính và quy chế lương thưởng của doanh nghiệp hoặc có hóa đơn chứng từ hợp lệ, hợp pháp;
  • Các khoản chi phải có phiếu chi thanh toán tiền lương và bảng thanh toán lương có chữ ký của người lao động;
  • Chi phí trích đóng bảo hiểm tự nguyện được tính khi lao động tham gia đầy đủ các nghĩa vụ bảo hiểm bắt buộc và doanh nghiệp không còn nợ tiền bảo hiểm theo quy định của nhà nước.

 

2.8 Các khoản phúc lợi cho nhân viên

Các khoản chi có tính chất phúc lợi cho nhân viên như: các khoản lễ, quà tết, tất niên, liên hoan, du lịch, đám hiếu hỷ, hỗ trợ học tập, hỗ trợ gia đình lao động bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt…

 

  • Quy định cụ thể trong quy chế lương thưởng của doanh nghiệp;
  • Hợp đồng dịch vụ, kinh tế, thanh lý hợp đồng… (ví dụ như hợp đồng ký với công ty du lịch về việc nghỉ dưỡng, du lịch…);
  • Hóa đơn, chứng từ thanh toán hợp lệ hợp pháp như hóa đơn dịch vụ công ty du lịch, hóa đơn ăn uống, hóa đơn đóng học phí…;
  • Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa làm quà tặng hoặc tặng hàng khuyến mãi cho nhân viên thì phải phải lập hóa đơn GTGT;
  • Tổng các khoản chi phúc lợi không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

 

2.9 Chi tiền thưởng cho sáng kiến, cải tiến, nghiên cứu khoa học…

  • Quy định cụ thể trong quy chế lương thưởng của doanh nghiệp về việc chi thưởng cho sáng kiến, cải cách, nghiên cứu khoa học và có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải cách;
  • Chi tài trợ nguyên cứu khoa học phải theo chương trình của nhà nước;
  • Biên bản xác nhận đầy đủ chữ ký giữa bên tài trợ, bên thưởng và bên nhận tài trợ, nhận thưởng;
  • Nếu thưởng hoặc tài trợ bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ thanh toán;
  • Nếu thưởng hoặc tài trợ bằng tiền phải có chứng từ chi tiền.

 

2.10 Các khoản trích lập dự phòng

  • Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Phải có hóa đơn chứng từ thanh toán hợp pháp hợp lệ mua hàng hóa, dịch vụ, xác định được hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;
  • Khoản dự phòng nợ khó đòi phải thu: Phải có chứng từ gốc hoặc chứng minh được khách hàng nợ chưa trả như hợp đồng kinh tế, khế ước nhận nợ, bản đối chiếu công nợ…;
  • Khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính: Phải là chứng khoán đã được niêm yết hoặc đã đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước mà doanh nghiệp đang đầu tư và giá trị chứng khoán thực tế trên thị trường thấp hơn giá trị mà doanh nghiệp đang đầu tư và ghi nhận trong sổ sách tại thời điểm lập báo cáo tài chính;
  • Khoản dự phòng bảo hành hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: Phải có hợp đồng kinh tế, hợp đồng công trình xây dựng và thể hiện rõ điều khoản bảo hành, sửa chữa như trong hợp đồng đã cam kết giữa hai bên;
  • Khoản dự phòng trích lập từ quỹ tiền lương, tiền công: Phải có quyết định, tờ trình của ban lãnh đạo, giám đốc công ty về khoản chi lập dự phòng.

 

2.11 Các khoản chi phí trích trước

  • Chi phí trích trước phải đúng kỳ hạn và chu kỳ trích;
  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh sản xuất thực tế và đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh chi phí đầy đủ thì được trích trước các chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận tính thuế đó. Sau khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ để tính toán xác định lại chi phí thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng giảm chi phí đã trích;
  • Khoản chi phí trích trước về hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu nhưng còn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng theo nghĩa vụ;
  • Những tài sản cố định sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán hàng năm. Sau khi căn cứ chứng từ hóa đơn hợp pháp nếu số chi dự toán nhỏ hơn số chi thực tế thì doanh nghiệp được tính thêm khoảng chênh lệch chi phí này.

 

2.12  Chi phí hàng khuyến mãi, quà tặng khách hàng

  • Có hóa đơn chứng từ hợp pháp khi mua hàng hóa làm quà tặng. Nếu khoản chi mua hàng hóa có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT khi cho, biếu, tặng quà hoặc hàng khuyến mãi cho khách hàng;
  • Kê khai, tính nộp thuế GTGT như hóa đơn xuất bán cho khách hàng;
  • Giá tính thuế GTGT đối với hàng cho, biếu, tặng được xác định theo giá bán cùng loại hoặc giá của hàng hóa tương đương;
  • Khoản chi thực tế phải liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

 

2.13 Chi phí tiền điện nước thuê văn phòng công ty, địa điểm kinh doanh

Chi phí tiền điện nước thuê văn phòng công ty, địa điểm kinh doanh đối với hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình hoặc cá nhân cho thuê.

  • Có hợp đồng thuê địa điểm và trên hợp đồng có nêu rõ bên nào chi trả khoản tiền điện nước này;
  • Có hoá đơn tiền điện nước;
  • Có chứng từ thanh toán tiền điện nước. Trường hợp công ty thanh toán cho chủ cho thuê thì chứng từ thanh toán tiền điện nước phù hợp với số lượng điện nước thực tế tiêu thụ của công ty.

 

2.14 Chi phí lỗ do chênh lệch đánh giá ngoại tệ

  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và khi đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính được phản ảnh riêng biệt trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của công ty mới thành lập chưa đi vào hoạt động. Khi tài sản hoàn thành đưa vào sử dụng thì sau khi bù trừ chênh lệch tăng và chênh lệch giảm sẽ được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính nếu lãi hoặc chi phí tài chính nếu lỗ. Thời gian phân bổ không được quá 5 năm kể từ khi công trình được đưa vào hoạt động;
  • Trong năm tài chính đối với công ty đang hoạt động ở giai đoạn sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của công ty thì chênh lệch tỷ giá hối đoái từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính nếu lãi hoặc chi phí tài chính nếu lỗ;
  • Chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu;
  • Chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản cho vay ban đầu.

 

2.15 Chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng hay do thiên tai lũ lụt

Chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng hay do thiên tai lũ lụt được tính vào khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN nếu:

  • Công ty xác định được rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, lũ lụt hay hàng hóa hết hạn sử dụng;
  • Có đầy đủ hồ sơ đối với tài sản, nguyên liệu, hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng hay thiên tai lũ lụt, hồ sơ bao gồm:
  • Văn bản giải trình về hàng hóa bị tổn thất gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
  • Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập;
  • Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện pháp luật ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật;
  • Văn bản xác nhận của chính quyền cấp xã nơi xảy ra thiên tai trong thời gian có xảy ra lũ lụt;
  • Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có);
  • Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

 

  • Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu.

 

2.16 Chi phí tài trợ cho giáo dục, y tế, thiên tai, lũ lụt, người nghèo, chi phí hỗ trợ dịch covid

  • Chi đúng đối tượng chính sách theo quy định pháp luật;
  • Chi tài trợ thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo chương trình của nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Có hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm:
  • Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của đại diện pháp luật công ty và đại diện tổ chức bị thiệt hại hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ;
  • Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá hoặc chứng từ chi tiền;
  • Trường hợp chi ủng hộ, tài trợ Covid-19 thì cần có thêm: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ký ngày 31/03/2021 của Chính phủ. Một số đơn vị tài trợ như: Ủy ban MTTQVN các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; quỹ từ thiện, nhân đạo.

 

2.17 Chi phí kinh doanh các hoạt động như bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và các ngành nghề đặc thù khác

Chi phí kinh doanh các hoạt động như bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và các ngành nghề đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

 

HÀNH VI MUA BÁN HÓA ĐƠN CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?

 

Theo Báo Lao động ngày 18/06/2023, “Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết cơ quan chức năng sẽ sử dụng các công cụ rà soát nhằm phát hiện nhanh chóng gian lận, kịp thời chuyển sang cơ quan điều tra nếu phát hiện việc mua, bán hoá đơn bất hợp pháp.”

 

Mua bán hóa đơn là gì?

Hóa đơn là chứng từ ghi nhận thu chi của doanh nghiệp. Việc mua bán phải xuất hóa đơn là điều bắt buộc mà luật pháp đã quy định rõ. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp vì mục đích gian lận thuế, trốn thuế, ẩn giấu tài sản, hàng hóa,… mà mạo hiểm lựa chọn hạ sách mua bán hóa đơn trái phép nhằm phục vụ lợi ích phát sinh khoản chi với Chi cục thuế.

 

Mua bán hóa đơn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tùy vào từng mức độ, hành vi mua bán hóa đơn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn sẽ bị xử lý hình sự.

  • Mua bán hóa đơn bị xử phạt hành chính:

Hành vi mua bán hóa đơn tức là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Việc này có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo Thông tư 10/2014/TT-BTC. Ngoài ra có thể bị xử phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Bên cạnh đó doanh nghiệp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn còn bị truy thu gian lận thuế và buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đầy đủ số tiền thuế mà doanh nghiệp đã gian lận.

  • Mua bán hóa đơn bị xử lý hình sự:

Căn cứ theo Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hành vi mua bán hóa đơn để tăng chi phí có thể bị xử lý về tội trốn thuế với mức phạt cao nhất từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 05 năm.

 

Đâu là hành vi mua bán hóa đơn trái phép?

  • Hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định
  • Mua bán hóa đơn đã ghi đủ nội dung nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo
  • Mua bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng kho bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Mua bán sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các chứng từ liên quan của hóa đơn. 

 

CÁCH TÍNH LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

 

  1. Tính lương theo thời gian

– Căn cứ tính lương:

Thời gian làm việc thực tế của người lao động: Tháng, ngày, giờ

Mức lương thỏa thuận ban đầu giữa doanh nghiệp với người lao động.

 – Cách tính:

*Cách thứ nhất:

Lương tháng = Lương thỏa thuận/ số ngày làm việc trong tháng x số ngày đi làm thực tế

+ Lương tháng thường cố định.

+ Số tiền mỗi ngày công là cố định. Người lao động nghỉ bao nhiêu ngày thì chỉ cần nhân lên bấy nhiêu lần sẽ ra lương bị trừ trong tháng.

 

Ví dụ: Lương thỏa thuận của chị Hoa với công ty Thịnh Phát là 7.500.000 đồng/tháng (Bao gồm cả phụ cấp ăn trưa. Tháng 07/2022, chị Hoa đi làm đủ, không nghỉ ngày nào. Số ngày công chuẩn của tháng 7 là 27 ngày.

Tháng 7/2022, chị Hoa nhận được số tiền lương là:

7.500.000/27 x 27 = 7.500.000 (đồng)

 

*Cách thứ hai:

Lương tháng = Lương thỏa thuận/ 26 x số ngày công đi làm thực tế trong tháng

+ Ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau nên lương tháng cũng khác nhau giữa các tháng. Ví dụ: tháng 6/2022 số ngày công chuẩn là 26, tháng 7/2022 số ngày công chuẩn là 27

+ Khi nghỉ không hưởng lương, người lao động có thể cân nhắc tháng nghỉ để thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất. Điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.

 

Ví dụ:Lương thỏa thuận của chị Hoa với công ty Thịnh Phát là 7.500.000 đồng/tháng (Bao gồm cả phụ cấp ăn trưa. Tháng 07/2022, chị Hoa đi làm đủ, không nghỉ ngày nào. Số ngày công chuẩn của tháng 7 là 27 ngày.

Tháng 7/2022, chị Hoa nhận được số tiền lương là:

7.500.000/26 x 27 = 7.788.462 (đồng)

 

  1. Tính lương theo sản phẩm

Căn cứ tính lương: Chất lượng và số lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành.

Ưu điểm: Khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản lượng sản phẩm.

Nhược điểm: Chất lượng sản phẩm phải được kiểm tra chặt chẽ

Công thức tính:

Lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm

 

Ví dụ: Tháng 5/2022, chị Hồng hoàn thành 30 bộ áo dài, đơn giá bộ áo dài là 200.000 đồng.

Như vậy, tiền lương tháng 5/2022 của chị Hồng là 50 x 200.000 = 6.000.000 (đồng)

 

  1. Tính lương theo doanh thu

Căn cứ: Doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số theo quy định của công ty.

Đối tượng áp dụng: Thường là nhân viên kinh doanh, bán hàng….

Ưu điểm: Giảm thâm hụt ngân quỹ khi doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả tốt

 

Ví dụ: Hiền là nhân viên bán hàng của Công ty Thịnh Phát. Hàng tháng, Hiền được hưởng lương gồm lương cứng 5.000.000 và 2% doanh số bán hàng.

Tháng 06/2022, Hiền bán được tổng doanh thu cho công ty là 100.000.000 đồng, như vậy tiền lương tháng 06/2022 của Hoa là:

5.000.000 + 2% x 100.000.000 = 7.000.000 (đồng)

 

  1. Tính lương khoán

Căn cứ: Khối lượng hoàn thành theo đúng chất lượng và đơn giá lương khoán

Đối tượng áp dụng: thường áp dụng đối với những sản phẩm có tính chất thời vụ, ngắn hạn, sản phẩm không theo quy chuẩn nào… thường là công ty xây dựng.

Ưu điểm: Tăng năng suất và tốc độ của người lao động

Nhược điểm: Không kiểm soát được công việc chặt chẽ sẽ dẫn đến chất lượng không tốt.

Công thức tính: 

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành

 

  1. Cách tính tiền lương trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ có việc riêng có hưởng lương

– Ngày nghỉ hằng năm được quy định tại Điều 111 của Bộ Luật Lao động: Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng từ 12 đến 16 ngày.

 

– Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên của người lao động được quy định tại Điều 112 Bộ Luật Lao động: Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được quy định theo khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

 

– Ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 Bộ luật lao động thì người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương:

 

+ Nghỉ tết Dương lịch 01 ngày

+ Nghỉ tết Âm lịch 05 ngày

+ Ngày Quốc tế lao động 01 ngày

+ Ngày Chiến thắng 01 ngày

+ Ngày Quốc khánh 01 ngày

+ Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày

 

– Ngày nghỉ có việc riêng có hưởng lương bao gồm:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày

+ Con kết hôn: nghỉ 01 ngày

+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày

 

Phân biệt không chịu thuế, thuế suất 0%, không tính thuế GTGT

 

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế GTGT ban hành ngày 31/12/2013.

II. GIỐNG NHAU GIỮA KHÔNG CHỊU THUẾ, CHỊU THUẾ GTGT 0%, KHÔNG PHẢI KÊ KHAI TÍNH NỘP THUẾ GTGT

  • Doanh nghiệp khi bán hàng, dịch vụ thuộc các đối tượng này thì đều không phải nộp thuế GTGT;
  • Người mua hàng hóa, dịch vụ thuộc các đối tượng này không phải trả tiền thuế GTGT nên sẽ  không có thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

 III. KHÁC NHAU GIỮA KHÔNG CHỊU THUẾ, CHỊU THUẾ GTGT 0%, KHÔNG PHẢI KÊ KHAI TÍNH NỘP THUẾ GTGT

1. Đối tượng không chịu thuế, chịu thuế GTGT 0%, không phải kê khai tính nộp thuế GTGT

➤ Không chịu thuế GTGT

Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng này chủ yếu vì lý do phúc lợi xã hội, được nhà nước khuyến khích kinh doanh sản xuất hoặc đó là hàng hóa dịch vụ do nhà nước trả tiền, như:

  • Các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản dưới dạng chỉ qua sơ chế hoặc chưa được chế biến thành các sản phẩm khác của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất, bán ra và ở khâu nhập khẩu;
  • Các loại bảo hiểm, dịch vụ liên quan đến y tế chăm sóc sức khỏe cho người và vật nuôi, dịch vụ ngành giáo dục, hoạt động xuất bản;
  • Hàng hóa, dịch vụ do nhà nước trả tiền như: vũ khí, khí tài, phục vụ quốc phòng, an ninh; hoạt động phát sóng các chương trình truyền thanh, truyền hình;
  • Các sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm.

  ➤ Chịu thuế GTGT 0%

Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng này về bản chất là hàng hóa, dịch vụ chịu thuế nhưng chịu thuế với thuế suất 0%. Vì lý do hàng hóa, dịch vụ này không được tiêu dùng tại Việt Nam nên nhà nước không được thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ này. Ví dụ như:

  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài, khu phi thuế quan;
  • Dịch vụ ngành hàng hải, hàng không cung cấp cho tổ chức nước ngoài;
  • Hoạt động xây lắp công trình ở nước ngoài và trong khu phi thuế quan;
  • Vận tải quốc tế bao gồm vận tải hàng khách, hàng hóa theo chặng từ Việt Nam đến nước ngoài và ngược lại;
  • Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu ra nước ngoài.

  ➤ Không phải kê khai tính nộp thuế GTGT

Theo quan điểm cá nhân của người viết hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng này có 2 lý do chủ yếu sau:

Lý do 1: Do bản chất các hoạt động này không phải là hoạt động kinh doanh, không có sự trao đổi mua bán, ví dụ như:

  • Các khoản tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng;
  • Các khoản thu hộ, chi hộ.

Lý do 2: Vì đây là chính sách kiểm soát của nhà nước để hạn chế gian lận trong khấu trừ và hoàn thuế GTGT, ví dụ như:

  • Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp ở khâu thương mại nhằm hạn chế gian lận khai khống thuế GTGT hàng nông sản đầu vào để hoàn thuế;
  • Tài sản cố định khi điều chỉnh giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc nhằm để kiểm soát khả năng các đơn vị chuyển thuế GTGT cho nhau thông qua hoạt động điều chuyển tài sản.
  1. Khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào

Tùy vào việc đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế, chịu thuế GTGT 0% hay không phải kê khai tính nộp thuế GTGT mà quy định về khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào sẽ khác nhau, cụ thể như bảng dưới đây:

Khấu trừ & hoàn thuế GTGT đầu vào Không chịu thuế GTGT  Chịu thuế GTGT 0% Không phải kê khai tính nộp thuế GTGT
x
 
3. Kê khai thuế GTGT đối với bên mua và bên bán

3.1. Kê khai thuế GTGT đối với bên mua

  • Không chịu thuế và không phải kê khai tính nộp thuế GTGT: Hóa đơn đầu vào không cần kê khai trên tờ khai 01/GTGT;
  • Chịu thuế GTGT 0%: Kê khai hóa đơn đầu vào với thuế suất 0% vào chỉ tiêu [23] trên tờ khai 01/GTGT.

3.2. Kê khai thuế GTGT đối với bên bán

  • Không chịu thuế GTGT: Kê khai doanh thu không chịu thuế vào chỉ tiêu [26] trên tờ khai 01/GTGT;
  • Chịu thuế GTGT 0%: Kê khai doanh thu chịu thuế 0% vào chỉ tiêu [29] trên tờ khai 01/GTGT;
  • Không phải kê khai tính nộp thuế GTGT: Kê khai doanh thu không phải kê khai tính nộp thuế vào chỉ tiêu [32a] trên tờ khai 01/GTGT.
4. Quy định xuất hóa đơn 
  • Không chịu thuế và không kê khai tính nộp thuế GTGT: Khi xuất hóa đơn thì trên hóa đơn GTGT ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch chéo;
  • Chịu thuế GTGT 0%: Khi xuất hóa đơn thì trên hóa đơn GTGT ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất ghi “0%” và thuế GTGT ghi giá trị bằng “0”;

 

IV. CÂU HỎI KHI PHÂN BIỆT KHÔNG CHỊU THUẾ, CHỊU THUẾ GTGT 0% VÀ KHÔNG PHẢI KÊ KHAI TÍNH NỘP THUẾ GTGT

  1. Hóa đơn đầu vào là hóa đơn không chịu thuế có phải kê khai trên tờ khai thuế GTGT không?

Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế thì không phải kê khai trên tờ khai thuế GTGT.

  1. Thuế GTGT đầu vào của các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT có được khấu trừ hay không?

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phục vụ trực tiếp hoạt động không phải kê khai tính nộp thuế GTGT của doanh nghiệp thì được khấu trừ toàn bộ.

 

CÁCH LẬP TỜ KHAI BỔ SUNG ĐIỀU CHỈNH

  Cách bổ sung là chúng ta sẽ nhập đúng tất cả các chỉ tiêu bị sai sót về đúng trên tờ khai bổ sung

  Ở bước lên tờ khai bổ sung (01/KHBS) các bạn chú ý phải điền mã giao dịch điện tử của tờ khai GTGT các bạn bổ sung điều chỉnh, cách thức tra cứu mã giao dịch các bạn vào trang thuế điện tử và tra cứu lại tờ khai GTGT mẫu số 01/GTGT đã nộp và copy mã giao dịch đã nộp trước đó để paste vào ô trên.

Cụ thể phần chênh lệch giữa số kê khai và số điều chỉnh được ghi tại mục “A. Thông tin khai bổ sung” có 2 chỉ tiêu quan trọng cần ghi nhớ là: 

– Chỉ tiêu số 40 – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ: Thể hiện số thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ có thể dương (+) hoặc âm (-). Chỉ tiêu này không ảnh hưởng đến tờ khai thuế của kỳ tiếp theo, chúng ta chỉ theo dõi riêng và nộp tiền thuế và tiền chậm nộp phát sinh nếu chỉ tiêu này có số dương (+).

+ Nếu chỉ tiêu 40 dương (+) thì chúng ta phải nộp thêm tiền thuế GTGT và cả tiền chậm nộp đi nộp nữa. 

+ Nếu chỉ tiêu 40 âm (-) thì chúng ta đã nộp thừa tiền GTGT, số tiền nộp thừa sẽ được bù trừ cho các kỳ thuế sau.

– Chỉ tiêu số 43 – Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau: Thể hiện số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu này có thể dương (+) hoặc âm (-). 

Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tờ khai thuế của kỳ tiếp theo, chúng ta phải điền vào chỉ tiêu số [37], [38] của kỳ tiếp theo, cụ thể:

+ Nếu chỉ tiêu 43 dương (+) thể hiện số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau tăng lên. Khi đó tại tờ khai thuế của kỳ tiếp theo chúng ta phải điền vào chỉ tiêu số [38]- “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước” 

 + Nếu chỉ tiêu 43 âm (-) thì thể hiện số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau giảm đi. Khi đó tại tờ khai thuế của kỳ tiếp theo chúng ta phải điền vào chỉ tiêu số [37]- “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước”.